Máy nén khí là một những thiết bị quan trọng và phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp quyết định nhập khẩu máy nén khí từ các nhà sản xuất nước ngoài. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu máy nén khí không phải là điều dễ dàng, và nó đòi hỏi sự chuẩn bị và hiểu biết về quy định hải quan và luật pháp. Hãy cùng Bí mật nghề Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu về quy trình, thủ tục nhập khẩu nén khí từ A đến Z qua bài viết này nhé!

Máy nén khí là gì?

Máy nén khí là thiết bị bao gồm các máy móc (hệ thống cơ học) có nhiệm vụ là tăng áp suất của chất khí, tạo năng lượng cho dòng khí tăng lên, đồng thời nén khí lại để tăng áp suất và nhiệt độ. Máy nén khí hút không khí từ môi trường bên ngoài và dự trữ trong một bình hơi, do đó áp suất khí trong bình là rất lớn.

Máy nén khí có thể được sử dụng cho các hệ thống công nghiệp sử dụng khí ở áp suất cao để vận hành máy móc (như máy lắp ráp)…Máy nén khí mặc dù chỉ có chức năng đơn giản nhưng lại có rất nhiều công dụng trong từng ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Điển hình như: Ngành bảo dưỡng xe, Ngành y tế, Ngành công nghiệp, Nhóm ngành chế tạo...

Máy nén khí được chia thành 3 loại chính:

  • Máy nén khí trục vít: Loại máy nén khí này được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp.
  • Máy nén khí dân dụng: Đây là lại máy khá dễ nhận biết bởi chúng có thiết kế bình hơi lắp trên khung và có bánh xe di chuyển. Máy nén khí dân dụng còn có tên gọi khác là máy bơm hơi.
  • Máy nén khí dùng cho thiết bị làm lạnh: Đây là loại máy nén khí chuyên dụng để dùng cho các thiết bị làm lạnh.
Một số ứng dụng của máy nén khí:

  • Máy nén khí không chỉ làm tăng áp khí, mà còn chơi vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Trong ngành ô tô, máy nén khí sử dụng để bơm xe và duy trì áp suất lốp.
  • Trong ngành rửa xe, máy nén khí hỗ trợ làm sạch bề mặt xe và giảm tiêu thụ nước.
  • Trong việc thông cống, khí nén giúp làm sạch hệ thống thoát nước.
  • Trên tàu dầu, máy nén khí lớn được sử dụng cho bốc và dỡ hàng hóa.

Chính sách và quy trình nhập khẩu máy nén khí

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu máy nén khí, quan trọng nhất là hiểu rõ chính sách nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này. Chính sách này được quy định trong một số văn bản pháp luật, bao gồm:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018.
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
  • Công văn số 1534/GSQL-GQ1 ngày 26/07/2017.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
  • Công văn 322/ATLĐ-QCKĐ ngày 09/06/2023.

Theo các văn bản này, máy nén khí không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy nén khí, cần lưu ý các điểm sau:

  • Máy nén khí đã qua sử dụng được phép nhập khẩu nếu tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm.
  • Nếu nhập khẩu riêng bình nén khí, cần chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi sử dụng. Không có văn bản áp dụng trong quá trình nhập khẩu.
  • Phải dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
  • Xác định đúng mã HS để xác định thuế chính xác và tránh bị phạt.

Mã HS hàng máy nén khí

Mã HS của máy nén khi thuộc Nhóm 8414: Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc.

Mã HS

Mô tả

84143040

Máy nén khí trong thiết bị làm lạnh, công suất làm lạnh > 21,10 kW hoặc dung tích làm việc từ 220 cc trở lên trong một chu kỳ.

84143090

Máy nén khí trong thiết bị làm lạnh, loại khác.

84144000

Máy nén không khí lắp trên khung có bánh xe di chuyển.

Thuế suất khi nhập khẩu máy nén khí

Một số thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy nén khí

  • Thuế nhập khẩu thông thường là: 10,5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi là 7%
  • Thuế GTGT VAT là 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Trung Quốc có C/O form E là 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Đông Nam Á có C/O form D là 0%
  • Thuế GTGT áp dụng cho máy nén khí là 8%, và thuế nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào loại mã HS cụ thể.
Một số loại máy nén khí

Quy trình nhập khẩu máy nén khí

Dưới đây là 3 bước cơ bản của quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Để đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: Gồm 4 bản gốc.
  • Hợp đồng (Sales contract).
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp.
  • Vận tải đơn (Bill of Lading): Bản gốc hoặc bản chụp.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Bản chụp từ các tổ chức cá nhân nhập khẩu.
  • Chứng chỉ hoặc Báo cáo kiểm tra (C/Q hoặc Test Report): 1 bản.
  • Bảng mô tả hàng hóa kèm hình ảnh.

Sau khi hoàn thiện bộ chứng từ, doanh nghiệp nộp lên Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội.

Trong vòng 1-2 ngày, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy đăng ký có số đăng ký và được đóng dấu bởi cơ quan quản lý.

Bước 2: Tiến hành làm thủ tục hải quan

Để thực hiện thủ tục hải quan cho việc nhập khẩu máy nén khí, quý vị cần tuân theo các bước sau:

- Truyền tờ khai hải quan điện tử: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai hải quan điện tử và gửi đi qua hệ thống trực tuyến của cơ quan hải quan.

- Chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản gốc.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp.
  • Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp.
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản gốc.
  • Các chứng từ liên quan khác.

- Xin Hải quan mang hàng về kho: Sau khi hàng cập cảng, quý vị cần đưa ra một công văn xin Hải quan mang hàng hóa về kho của doanh nghiệp.

Bước 3: Kiểm định và nộp hồ sơ bổ sung cho sở lao động thương binh và xã hội

Sau khi hàng hóa được chuyển về kho, Trung tâm kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách lấy mẫu thử nghiệm.

Quá trình kiểm định thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và sau đó, Trung tâm kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho hàng hóa.

Tiếp theo, cần nộp bổ sung các giấy tờ thiếu cho Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội của tỉnh hoặc thành phố.

Các giấy tờ cần bổ sung bao gồm:

  • Giấy chứng nhận hợp quy đã được cấp bởi Trung tâm kiểm định.
  • Tem phụ sản phẩm, đây là tem gắn trên sản phẩm để xác định rõ nguồn gốc và tuân thủ quy chuẩn chất lượng.
  • Các chứng từ khác theo quy định của Nghị định 74/2018/NĐ-CP, đây có thể là các giấy tờ liên quan đến chất lượng, an toàn, hoặc quy trình sản xuất của hàng hóa.

Khi đã nộp đủ các chứng từ, Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và sau đó cấp giấy thông báo kết quả kiểm tra chất lượng cho hàng hóa.


Nguồn tham khảo: https://projectshipping.vn/huong-dan-thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi/