Trong những năm gần đây, giày dép luôn là mặt hàng có sức hút trên thị trường tiêu dùng Việt Nam, bởi mặt hàng này có lượng tiêu thụ rất lớn với mức lợi nhuận cao nên thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà buôn. Tuy nhiên, các mặt hàng giày dép hiện đang được phân phối trên thị trường thì phần lớn đều được nhập về từ nước ngoài. Vì thế, nếu có đơn vị nào muốn kinh doanh ngành hàng này thì cũng cần tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu giày dép, chính sách và mức thuế nhập khẩu giày dép để có thể chuẩn bị tốt nhất.
Chính sách nhập khẩu giày dép năm 2024
Nhập khẩu giày dép vào Việt Nam cần tuân theo những chính sách sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định bổ sung 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP
Theo những quy định trên, giày dép không thuộc danh sách hàng hóa bị cấm nhập khẩu nên có thể tiến hành nhập như những hàng hóa thông thường. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được nhập hàng mới 100%, không nhập hàng đã qua sử dụng.
Ngoài ra, đối với những loại giày dép được làm từ da động vật cần kiểm tra xem chất liệu đó có thuộc danh sách CITES không. Những loại giày dép có thương hiệu như Nike, Chanel, Gucci,... khi muốn nhập về Việt Nam buộc phải có giấy phép nhập khẩu vì đó là những thương hiệu đã được đăng ký độc quyền.
Mặt hàng Giày dép có mã HS thuộc Chương 64: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Hóa đơn thương mại - Commercial invoice
- Phiếu đóng gói hàng hóa - Packing list
- Hợp đồng mua bán - Sales contract
- Vận đơn - Bill of Lading
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Certificate of Origin
- Các chứng từ khác kèm theo (nếu có)
- Đối với mặt hàng Giày dép bằng da thật, cần xác định là da động vật gì, có thuộc danh mục các loài động thực vật hoang dã CITIES 2017 hay không?
- Đối với hàng gia công thì cần khai báo hợp đồng gia công với hải quan.
Doanh nghiệp sẽ tham khảo thị trường, xem xét giá cả để tìm được nhà cung cấp phù hợp hợp nhất. Các nhà cung cấp có thể đến từ các quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…nên chọn những đối tác đến từ các nước có kí hiệp định thương mại với Việt Nam để có được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Sau khi đã tiến hành đàm phán, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng và soạn thảo những chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu lô hàng về Việt Nam. Giày dép được nhập khẩu như các loại hàng hóa thông thường khác. Quy trình được diễn ra như sau:
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Khi tờ khai hải quan được hoàn thành thì hệ thống hệ thống sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Doanh nghiệp tiến hành in tờ phân luồng đã có kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị mang đến nộp tại chi cục hải quan để mở tờ khai.
Sẽ có 3 kết quả phân luồng có thể gặp phải đó là luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Nếu hàng ở luồng xanh sẽ được đưa đi thông quan ngay, luồng vàng thì nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ, luồng đỏ thì hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Bước 3: Thông quan tờ khai
- Bước 4: Nhận hàng hóa và vận chuyển về kho để phân phối ra thị trường
Để tránh tình trạng phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của lô hàng trước khi cập cảng.
Những mặt hàng giày dép có thương hiệu đã được đăng ký độc quyền tại Việt Nam thì hồ sơ, quy trình nhập khẩu sẽ phức tạp hơn.
0 Nhận xét