Trong thời điểm kinh tế quốc gia đang phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu xuất – nhập khẩu nông sản ngày một phát triển mạnh mẽ và tăng cao. Bên cạnh xuất khẩu nông sản là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam thì nước ta cũng nhập khẩu nông sản rất nhiều từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mạnh của thị trường trong nước. Vậy nhập khẩu nông sản về Việt Nam có phức tạp không, yêu cầu những gì? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ giúp các bạn giải đáp về quy trình nhập khẩu hàng nông sản vào Việt Nam.
Thực trạng về tình hình nhập khẩu nông sản hiện nay
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu thuộc hàng đầu thế giới, tuy nhiên một số loại nông sản vẫn cần nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao ở trong nước. Hiện nay, các loại nông sản là trái cây nhập khẩu như: nho Mỹ, nho Úc, quýt Hàn Quốc, cherry Mỹ,… đang rất được người dân Việt Nam ưa chuộng.
Việc nhập khẩu trái cây cũng ngày càng tăng nhanh do thị hiếu người Việt Nam rất thích trái cây nhập ngoại.
Các loại nông sản được nhập khẩu
Cũng như khi xuất khẩu, muốn nhập khẩu một mặt hàng về nước mình cần tìm hiểu chắc chắn xem mặt hàng đó có thuộc vào danh sách những mặt hàng được nhập khẩu hay không. Danh mục nông sản được phép nhập khẩu vào Việt Nam vô cùng phong phú, hầu hết các loại nông sản đều được phép nhập khẩu vào Việt Nam, thông thường loại nông sản nào có quy định mã HS thì sẽ được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Các loại nông sản không được nhập khẩu
Hiện nay, không có quy định cụ thể về các loại nông sản không được nhập khẩu vào Việt Nam, do vậy, có thể hiểu rằng, những loại nông sản nào không có mã HS trong danh sách thì không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều kiện nhập khẩu nông sản
Các chủ thể được quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì có quyền nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
Bên cạnh đó, các thủ tục cần tiến hành đối với việc nhập khẩu nông sản còn bao gồm:
- Thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hoặc đáp ứng các điều kiện chi tiết khác tùy thuộc vào từng loại nông sản.
- Thực hiện nộp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
- Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) đối với các loại nông sản có quy định.
- Thực hiện thủ tục hải quan.
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu nông sản
Hồ sơ cần chuẩn bị khi nhập khẩu nông sản
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau: - Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này. - Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. - Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp. - Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu: + Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính; + Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu. - Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính (ở đây là Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật đã được duyệt và kết quả kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có). - Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên. - Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC. - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu nông sản
Bước 1: Kiểm tra loại nông sản nhập khẩu Việc đầu tiên chúng ta cần làm khi quyết định nhập khẩu nông sản vào Việt Nam chính là tìm hiểu xem loại nông sản chúng ta đang định nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Quý doanh nghiệp tra mã HS của sản phẩm tại Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn Thực hiện các thao tác sau: Trang chủ à Dịch vụ công trực tuyến à Tra cứu Biểu thuế - Phân loại HS à Nhập khẩu
Bước 2: Xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật Đơn vị nhập khẩu nông sản cần nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật lên Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để họ kiểm tra, xét duyệt và cho phép hàng được kiểm dịch thực vật khi về đến Việt Nam.
Khi hàng về đến cửa khẩu sân bay hoặc cảng biển, đơn vị nhập khẩu làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật. Kể từ ngày 01/07/2017, Hải quan quy định tất các hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật phải đăng ký qua hệ thống thông tin một cửa quốc gia.'
Bước 4: Cán bộ lấy mẫu kiểm dịch
Sau khi đăng ký xong, sau khi hàng về đến sân bay, cảng biển, đơn vị nhập nông sản sẽ phối hợp với nhân viên kiểm dịch để lấy hàng về kho và lấy mẫu.
Thông thường, cán bộ kiểm dịch sẽ lấy 2 mẫu, cho vào túi niêm phong rồi đưa về chi cục xét nghiệm. Kết quả kiểm dịch sẽ có sau 24 giờ kiểm tra vật thể, trường hợp phát sinh, cơ quan kiểm dịch sẽ báo ngay có doanh nghiệp.
Bước 5: Hoàn thành thủ tục hải quan để nhập khẩu nông sản
Sau khi hoàn thành việc kiểm dịch, bạn nộp tờ khai và nộp hồ sơ hải quan. Sau khi có kết quả kiểm dịch, bạn bổ sung kết quả kiểm dịch vào hồ sơ để cán bộ hải quan kiểm tra.
Sau khi kiểm tra hàng hoá và mọi chứng từ hoàn chỉnh, hàng hóa sẽ được thông quan và có thể được bán ra thị trường Việt Nam bình thường.
Những khó khăn thường gặp khi nhập khẩu nông sản
Nông sản thường là mặt hàng mà người tiêu dùng trực tiếp vào cơ thể nên cơ quan có thẩm quyền rất chú trọng vào mức độ an toàn của sản phẩm, do đó nên nhà nhập khẩu có thể sẽ gặp khó khăn khi phải thực hiện nhiều công đoạn để xác định nguồn gốc xuất xứ hay khi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thuế nhập khẩu hàng nông sản cũng tương đối cao nếu không có chứng nhận xuất xứ. Vì vậy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng cần thiết để tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu nông sản là trái cây tươi, đây là mặt hàng không thể bảo quản lâu ở nhiệt độ bình thường. Vậy nên tìm hiểu kỹ các bước làm thủ tục, vì nếu làm chậm một bước lô hàng của bạn sẽ có thể kéo dài đến hôm sau hoặc hôm sau nữa thì trái cây sẽ dễ bị hư hỏng hoặc nếu lưu kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ ở kho hàng thì chi phí lưu kho cũng sẽ khá cao.
Giải đáp các thắc mắc khi nhập khẩu nông sản
Công ty tôi không làm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì có được nhập khẩu nông sản về Việt Nam không?
Hầu hết các loại nông sản đều thuộc diện phải kiểm dịch thực vật, cụ thể Quý công ty có thể tra cứu xem mặt hàng nông sản mà mình nhập về có phải làm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật không bằng cách:
- Tra cứu 07 danh mục thực vật thuộc diện phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ; hoặc
- Tra cứu danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật theo bảng mã HS tương ứng theo quy định tại Mục 9 Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT.
Nếu nhập khẩu mặt hàng nông sản thuộc diện yêu cầu phải kiểm dịch thực vật thì khi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì không thể nhập khẩu vào Việt Nam
Xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch mất bao lâu?
Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.
Như vậy, thông thường Giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ có trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch nếu lô hàng kiểm dịch không có vấn đề gì.
Tham khảo: https://nplaw.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-nhap-khau-nong-san.html
0 Nhận xét