Xe nâng tay (manual handlift) là thiết bị được thiết kế làm nhiệm vụ di chuyển và nâng hạ hàng hóa, với tay điều khiển kết nối trực tiếp với hệ thống bánh lái. Với các loại xe nâng tay cơ khí mọi hoạt động nâng hạ và di chuyển được thực hiện bằng sức người, trong khi đó dòng xe nâng tay điện được trang bị motor điện hỗ trợ nâng, và motor di chuyển với hệ thống nút điều khiển được lắp đặt trên tay cầm của xe nâng.

Vậy cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Bí mật nghề Xuất Nhập Khẩu sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay.

1. Quy định của pháp luật về nhập khẩu xe nâng tay

Căn cứ vào thông tư số 41/2018/TT-BGTVT Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao Thông Vận Tải, thì mặt hàng xe nâng tay có mã HS 8427cần làm chứng nhận trước thông quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Không phân biệt mục đích sử dụng đều thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT.

2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu xe nâng tay

2.1. Mã HS xe nâng tay

Mã HS xe nâng tay tham khảo nhóm 8427, các mã HS dành cho xe nâng tay như:

  • 84271000 - Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
  • 84272000 - Xe tự hành khác
  • 84279000 - Các loại xe khác

2.2 Thuế suất nhập khẩu xe nâng tay

Ngoài việc nắm rõ các mã trên và xác định dòng xe nâng để nhập khẩu về nước của doanh nghiệp thuộc HS nào. Thì việc tìm hiểu và nắm rõ các quy định thuế khi nhập khẩu xe nâng tay nhằm giúp bạn dễ dàng tính thuế. Theo đó, khi nhập xe nâng tay mới 100% và cũ sẽ có các loại thuế sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

3. Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay

3.1 Làm thủ tục đăng kiểm khi nhập khẩu xe nâng

Bước 1: Nộp hồ sơ xin đăng ký tại Chi Cục đăng kiểm Việt Nam gần nhất. (Bước này có thể làm trước khi hàng về đến cảng/cửa khẩu…).

- Hình thức 1: Đăng ký bằng hồ sơ giấy

Khi thực hiện đăng ký bằng hồ sơ giấy, bạn cần chuẩn bị các chứng từ sau:

  • Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (Theo mẫu)
  • Hợp đồng (Contract)
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Danh mục hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Declaration of imported goods) (nếu có)
  • Tài liệu kỹ thuật (Technical document)
  • Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) (No of Quality Certificate)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O) (No of Quality Original) (nếu có).
- Hình thức 2: Đăng ký bằng hồ sơ Online (Chỉ áp dụng với Cục Đăng kiểm)

  • Để đăng ký hồ sơ online, cá nhân (tổ chức) làm tờ khai cần phải Đăng ký tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/.
  • Quy trình cụ thể như sau: Đăng nhập -> Chọn Cục Đăng kiểm -> Quản lý hồ sơ -> Thêm mới hồ sơ.

Bước 2: Sau khi có đăng ký được xác nhận của Chi cục đăng kiểm, có thể mở tờ khai và đưa hàng về kho để tránh phát sinh phí lưu.

Bước 3: Mời cán bộ đăng kiểm tới kiểm tra thực tế xe.

Bước 4: Chờ kết quả và làm thủ tục thông quan (sau khi có chứng thư).

- Hiện nay, để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký đăng kiểm thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm:

  • Nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Doanh nghiệp nhận được kết quả đăng ký trong 1 ngày làm việc
  • Hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận phản hồi lại trong 1 ngày làm việc
  • Thời gian kiểm tra thực tế xe trong 1 ngày làm việc
  • Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế xe nâng: không quá 15 ngày
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.

3.2 Thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng tay

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
  • Catalog (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.

4. Lưu ý khi nhập khẩu xe nâng tay

- Các thông tin trên chứng từ phải được thể hiện rõ ràng, bao gồm các thông tin dữ liệu về:

  • Nhãn hiệu (Trademark)
  • Kiểu loại (Model)
  • Số khung (Chassis no)
  • Số máy (Engine no)
  • Xuất xứ (Origin)
  • Hiện trạng: Máy mới (new)/máy cũ (used).

- Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu (Phụ lục II, ND 69/2018)

- Xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay.

Tham khảo: https://reallogistics.vn/thu-tuc-nhap-khau-xe-nang