Sự ô nhiễm không khí đã gây ra nhiều tác động có hại cho sức khỏe con người. Điều này dẫn đến sự gia tăng của các bệnh lý và sự suy giảm tuổi thọ. Chính vì vậy, một phương pháp hiệu quả được áp dụng là việc sử dụng máy lọc không khí trong các không gian sống và làm việc. Máy lọc không khí đã trở thành một giải pháp hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó giúp tăng cường khả năng làm sạch không khí bằng cách loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, hạt mịn và các chất gây ô nhiễm khác. Điều này đảm bảo không khí trong phòng và ngôi nhà trở nên trong lành hơn và an toàn hơn cho sức khỏe. 

Hiện nay, hầu hết các dòng máy không khí được sử dụng tại Việt Nam đều là hàng nhập khẩu từ nước ngoài với nhiều mức giá khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Vậy để nhập khẩu mặt hàng này thì có khó khăn gì không? Quy trình diễn ra thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc nhập khẩu mặt hàng này thì hãy tham khảo bài viết này.

Chính sách nhập khẩu máy lọc không khí

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy lọc không khí về Việt Nam thì cần phải nắm được và thực hiện đúng theo các chính sách hiện hành dưới đây: 

  • Luật GTGT 13/2008/ QH12 ngày 03/06/2008
  • Công văn 10442 TCHQ - TXNK ngày 4/11/2016
  • Quyết định số 04/2017/QĐ TTg ngày 09/03/2017
  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017

Theo các văn bản pháp luật trên thì máy lọc không khí không thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam nên có thể thực hiện nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên đối với những loại máy hút bụi đã qua sử dụng thì không được nhập khẩu. 

Mã Hs code và thuế nhập khẩu máy lọc không khí

Mã hs code của máy lọc không khí

Việc xác định đúng mã hs code là rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng như việc xác định mức thuế nhập khẩu cần đóng. Mã hs code được xác định dựa vào tính chất, phân loại, công dụng của mặt hàng. Dưới đây là một số mã hs code máy lọc không khí: 

   842131 Máy lọc không khí cho động cơ đốt trong
84213110Thiết bị lọc không khí thuộc nhóm 84.2
84213920

Máy lọc không khí gia dụng

84212990Máy lọc gió tươi có kèm theo bộ lọc

Thuế nhập khẩu máy lọc không khí

Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng. 
Thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 
  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
  • Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
Dựa theo biểu thuế XNK có thể nhận thấy: 
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%-10%
  • Thuế giá trị gia tăng: 8%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%

Bộ hồ sơ nhập khẩu máy lọc không khí

Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có: 
  • Tờ khai hải quan 
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading) 
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)

Quy trình nhập khẩu máy lọc không khí

Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu máy lọc không khí về Việt Nam. Quy trình thông quan lô hàng được diễn ra theo các bước sau: 
  • Bước 1: Khai tờ khai hải quan 
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
 
  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng. 
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
    - Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
    - Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế. 
    - Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa. 
  • Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. 
  • Bước 4: Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường. 

Những lưu ý khi nhập khẩu máy lọc không khí

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định với nhà nước khi nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp xác định đúng mã hs code để làm hồ sơ thủ tục đúng, tránh mất thời gian và bị phạt. 
  • Máy lọc không khí đã qua sử dụng không được nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nên xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nhà xuất khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt. Doanh nghiệp nên tìm các đối tác đến từ các nước có kí hiệp định thương mại với Việt Nam. Mặt hàng máy hút bụi nếu nhập khẩu từ các quốc gia khu vực đông nam á như Thái Lan, Lào… hoặc Trung Quốc  sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
  • Máy lọc không khí cũng như các mặt hàng khác đều cần được dán nhãn theo đúng quy định nhập khẩu vào Việt Nam.